Khi CS tấn công gần đến Sgn, gia đình H là gia đình có đủ phương tiện để đi. Nhưng cũng như bao gia đình đầy đủ phương tiện, việc ra đi hay bị bế tắc vì lấn cấn gia đình. Ba của H không chịu đi. Lý do chính yếu nhất là “có bảo kê bên kia”.
Cũng như rất nhiều gia đình VN có tiền, có thế lực, họ biết là trong bối cảnh xã hội bấp bênh, mọi việc có thể biến đổi nhanh, gia đình H hay giúp bà con, họ hàng, bạn bè làm, không nhỏ thì lớn, “bên kia” (thời ấy, vì tình nghĩa, vì áp lực và cũng vì, thói quen của người việt, nên hầu như ai cũng có “bảo hiểm” cho tình huống “biết đâu”). Việc giúp đỡ nầy thường chỉ là giúp về tài chánh, hoặc tiếp tế lương thực và thuốc cho họ hàng sống tại miền bắc qua ngõ Paris. Thời đó, ngay lãnh đạo cao cấp cũng sống trong tình trạng thiếu thốn nhiều điệu kiện căn bản, và không ngần ngại xin bà con trong Nam.
Thêm lý do nữa là sau khi mẹ H đột ngột qua đời vì bệnh phong đòn gánh, Ba H lớn tuổi nên không muốn đi, và cũng không muốn đi vì gia đình H có tài sản quá lớn tại VN. Vì vậy Ba H quyết định ở lại.
Khi cha quyết định ở lại, H và 2 chị không thể để cha già ở lại và ra đi. Phương tiện có đó và đi dễ dàng, nhưng vì cố gắng dời ngày đi để thuyết phục cha, nên cuối cùng khi CS vào Sgn thì không đi được nữa. Và như vậy cả mấy chục người đều bị kẹt sau tháng 4/75.
Anh rễ H trước 75 là quan chức quan trọng trong chính quyền Thiệu. Cáo bệnh xin nằm nhà thương Grall (lúc đó, là thời hổn quân, hổn quan, còn nhiều kẻ hở, vì chưa có hệ thống kiểm soát) để có thì giớ nghe ngóng tin tức khi nhận dược giấy phải trình diện để đi học tập 3 ngày.
Tình hình càng ngày càng rõ rệt, Ba H thấy không thể ở lại được, vì không thể cậy vào bà con “bên kia” (lúc đó, bà con bên kia hay tìm cách cuỗm gia tài bà con đã giúp lúc xưa). Mặt khác, cũng khó giữ tài sản, khó sống trong chế độ càng ngày càng siết chặt mọi quyền căn bản con người và công dân, thế là ba H quyết định “bỏ dép chạy lấy người …”.
H có 1 anh rể khác, dược sư, là nhà kinh doanh kinh nghiệm, lo việc tìm phương tiện ra đi.
H lo việc tổ chức cho đại gia đình ra đi trong bí mật. Đại gia đình vì Ba H là “parrain” của đại gia đình, gồm có bà con bên mẹ, bên cha, người thâm, người giúp việc, v.v.
Chiều và tối, H hay ra sông Sgn, quan sát triều cường. Quan sát nơi bờ bến. Căn dặn và cảnh báo gia đình và bà con kín miệng (H là người tổ chức rất hay, suy nghĩ nhiều phương cách, cân nhắc lợi hại, rủi ro, v.v., và H rất cẩn thận, đôi khi bạn bè hay trách tánh quá cẩn thận của H). Gom góp tài sản, kỷ vật, và dặn dò người được đi chỉ được đem tối thiểu, v.v.
Sau 3 tháng, anh rể H tìm được một thuyền trưởng có 1 chiếc tàu khá to, chở được trăm người, sẵn sàng đi. Thời đó, kiếm được chiếc tàu như vậy là hiếm. Sau nầy H mới biết chủ tàu là một nhân viên phản gián của Pháp, nằm tại VN, vì vừa đến Pháp là ông ta dược vào quốc tịch Pháp và được huân chương.
Thế là trong 1 đêm yên tĩnh, anh rể H ra khỏi bệnh viện, cùng đại gia đình ra sông Sgn để đi. Khi đến nơi hẹn để lên tàu, thấy cả trăm người lạ khác chờ đó. Lúc đó mới hay là chủ tàu không giữ lời hứa là chỉ chở gia đình H thôi, mà còn cố làm thêm tiền. Thế là ngoài quốc tịch và huân chương, trong túi ông ta còn có thêm gần ngàn lượng vàng.
Bất mãn, bực mình, nhưng ba H đàng ôm bò hòn lên tàu. Giờ đây mối lo bị bể mánh ngập tâm trí, vì người đi quá đông.
Cũng phải nói là chuyến vượt biên của H rất ly kỳ, nhưng không nguy hiểm như các con thuyền mảnh mai chờ quá tải, không có khả năng đi biển, người lái tàu thường là lần đầu ra biển, hay là lần đầu vào phòng lái tàu, hay bị chìm vì bảo, vì hải tặc, v.v.
Ly kỳ đến nỗi, có thể viết thành 1 chuyện kiểu Hitchcock (chuyện không có gì, kết thúc không dể sợ, nhưng căng thẳng trong diễn biến), khi nghe H kể, thì quên tất cả để nghe, dù biết kết cục như thế nào.
Trả lời